CÁC TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Với các doanh nghiệp, tổ chức có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, quan tâm đến các khía cạnh con người và phát triển bền vững thì việc thực hiện Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (CSR). Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp, tổ chức mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội mà còn gián tiếp giúp doanh nghiệp tăng giá trị và uy tín thương hiệu, thu hút nguồn lao động giỏi, phát triển kinh doanh bền vững.
Hiểu được vai trò của các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội với doanh nghiệp, HKB Cert cung cấp dịch vụ Tư vấn các Tiêu chuẩn Xã hội, với các tiêu chuẩn tiêu biểu như sau:
A. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn ISO ra đời với mục đích xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe và nghề nghiệp (OH&S – Occupational Health & Safety) được công nhận và áp dụng trên phạm vi quốc tế. Tiêu chuẩn ra được ra đời năm 2018, được xem là phiên bản thay thế, phát triển từ OHSAS 18001:2007. Hướng tới mục tiêu quan trọng trong việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tập trung vào tiêu chí đảm bảo an toàn lao động. Với một số doanh nghiệp điều này giúp họ tập trung hiệu quả, từng bước cải thiện để đáp ứng toàn bộ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội; bằng cách thực hiện kết hợp với các tiêu chuẩn khác như ISO 14001:2015 (về bảo vệ môi trường), ISO 50001:2018 (về sử dụng năng lượng hiệu quả).
B. Tiêu chuẩn SMETA-Sedex là gì?
I. SMETA là gì?
SMETA là viết tắt của Sedex Members Ethical Trade Audit - là một phương pháp đánh giá & báo cáo về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội được công nhận và sử dụng rộng rãi. SMETA bao gồm 3 yếu tố:
- Một hướng dẫn chung cho việc thực hiện đánh giá thực hành đạo đức trong kinh doanh;
- Thống nhất dùng chung một định dạng Báo cáo đánh giá;
- Thống nhất dùng chung một định dạng Kế hoạch hành động khắc phục.
SMETA được thiết kế để đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng và giảm sự chồng chéo trong việc đánh giá thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.
Trong đó, có 2 loại là SMETA 4 pillars và SMETA 2 pillars bao gồm 4 lĩnh vực chính:
- Tiêu chuẩn Lao động
- Sức khỏe & An toàn
- Môi Trường
- Đạo đức kinh doanh
II. Lợi ích khi thực hiện đánh giá SMETA-Sedex ver 6.1
- Sedex thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục đối với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhà bán lẻ/khách hàng đòi hỏi phải đánh giá dữ liệu trách nhiệm xã hội. Các nhà cung cấp có thể tải lên kết quả đánh giá và chia sẻ với khách hàng của họ, tránh việc lặp lại, thủ tục hành chính, số lần đánh giá chi phí để giúp giảm chi phí.
- Sedex cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá: chứng nhận nơi đánh giá có thể được tải lên, chi tiết của chương trình đào tạo, tham gia các dự án cộng đồng và phi chính phủ, ví dụ điển hình trong báo cáo đánh giá.
- Các thành viên của Sedex bao gồm các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và hàng ngàn nhà cung cấp đã đăng ký ở hơn 150 quốc gia. Các cơ sở thành viên đang phát triển đáng kể mỗi tháng và một số lượng ngày càng tăng sự quan tâm của khách hàng đối với Sedex.
III. 11 yêu cầu chính của SEDEX-SMETA
11 yêu cầu chính của SEDEX-SMETA
- Yêu cầu 1: Tự do lựa chọn công việc
- Yêu cầu 2: Tự do tham gia hiệp hội
- Yêu cầu 3: Sức khỏe và an toàn
- Yêu cầu 4: Lao động trẻ em
- Yêu cầu 5: Mức lương và phúc lợi
- Yêu cầu 6: Giờ làm việc
- Yêu cầu 7: Không phân biệt đối xử
- Yêu cầu 8: Thỏa ước lao động tập thể
- Yêu cầu 8A: Phụ lục hợp đồng và làm việc tại nhà
- Yêu cầu 9: Không quấy rối và lạm dụng
- Yêu cầu 10: Các vấn đề khác
- Yêu cầu 10A: Quyền được hưởng
- Yêu cầu 10B2: Môi trường làm việc 2 pillars
- Yêu cầu 10B4: Môi trường làm việc 4 pillars
- Yêu cầu 10C: Đạo đức kinh doanh
- Yêu cầu 11: Lợi ích cộng đồng
IV. Lợi ích của việc tham gia Sedex
Các nhóm làm việc của Sedex đã tạo ra một loạt các tài liệu giúp bạn biết về những điều đáng để trông đợi từ cuộc đánh giá Smeta. Những hệ thống và hành động nào có thể thực hiện để chuẩn bị cho việc đánh giá của bạn và cách giải quyết bất kỳ sự không tuân thủ nào của Sedex. Một số điều trong số này đã có sẵn, số khác chỉ có sẵn cho các thành viên của Sedex.
Sedex thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục đối với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhiều nhà bán lẻ. Sedex cũng cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá. Các thành viên của Sedex bao gồm các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và hàng ngàn nhà cung cấp đã đăng ký ở hơn 150 quốc gia. Sedex tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải tiến liên tục của các thực hành đạo đức và có trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng.
V. Cần làm gì để trở thành thành viên của sedex
Kể từ khi Sedex ra mắt vào năm 2004, hơn 38.000 tổ chức từ khắp nơi trên thế giới đã chọn Sedex là tạo nền tảng của họ để trao đổi dữ liệu về đạo đức trong chuỗi cung ứng.
Sedex có 03 loại thành viên (A, AB và B), phản ánh các chức năng khác nhau sẵn có trong hệ thống Sedex.
Sedex không phải là một cơ quan thiết lập tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử hoặc xác nhận. Thay vào đó vai trò của Sedex là để cho phép bạn chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và quản lý chuỗi cung ứng, với mục đích thực hành cải tiến liên tục.
C. Tiêu chuẩn BSCI
I. Giới thiệu về tiêu chuẩn BSCI
BSCI viết tắt của cụm từ Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục đích thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
II. BSCI cần được áp dụng cho các tổ chức như thế nào?
Bộ quy tắc BSCI được áp dụng cho tất cả các tổ chức, không phân biệt loại hình kinh doanh, địa điểm, quy mô.
Đây là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, tập trung vào việc phát triển hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu toàn cầu, tham gia vào các chuỗi cung ứng được yêu cầu áp dụng tuân thủ bộ quy tắc BSCI.
III. Tại sao phải áp dụng BSCI ?
Thông qua quá trình áp dụng sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI), doanh nghiệp thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện các điều kiện làm việc công bằng tại các quốc gia trong chuỗi cung ứng của mình. Doanh nghiệp có thể chứng minh với khách hàng và các đối tác rằng doanh nghiệp không chỉ nói về các nguyên tắc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn áp dụng các nguyên tắc ấy trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho nhiều lần đánh giá mà vẫn có được một nền tảng vững vàng để tiến hành chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 trong tương lai.
IV. Nguyên tắc của BSCI
1. Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.
2. Phù hợp: BSCI cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.
3. Toàn diện: BSCI có thể áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.
4. Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận, BSCI cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được chứng nhận SA 8000.
5. Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng dịch vụ đánh giá chứng nhận của các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài.
6. Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ và việc vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .
7. Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
8. Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.
9. Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.
V. 11 Quy tắc của của Bộ nguyên tắc ứng xử BSCI
D. Tiêu chuẩn SA 8000
I. Giới thiệu về tiêu chuẩn SA 8000
Tiêu chuẩn SA 8000 là tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu. SA 8000 được Social Accountability International thiết lập vào năm 1997 như một sáng kiến đa bên liên quan. Trong những năm qua, Tiêu chuẩn đã phát triển thành một khuôn khổ tổng thể giúp các tổ chức được chứng nhận thể hiện sự cống hiến của họ trong việc đối xử công bằng với người lao động trong các ngành công nghiệp và ở bất kỳ quốc gia nào.
SA8000 đo lường hiệu quả xã hội trong tám lĩnh vực quan trọng đối với trách nhiệm xã hội tại nơi làm việc, được dựa trên một yếu tố hệ thống quản lý giúp cải thiện liên tục tất cả các khía cạnh của Tiêu chuẩn. Nó được các thương hiệu và các nhà lãnh đạo ngành đánh giá cao về cách tiếp cận nghiêm ngặt để đảm bảo tuân thủ xã hội các chất lượng cao nhất trong chuỗi cung ứng của họ, trong khi vẫn không hy sinh lợi ích kinh doanh.
II. Các thành phần của tiêu chuẩn SA 8000
1. Lao động trẻ em
2. Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
3. Sức khỏe và an toàn
4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
5. Phân biệt đối xử
6. Thực hành kỷ luật
7. Giờ làm việc
8. Tiền công
9. Hệ thống quản lý
SA 8000 được thiết kế để trở thành tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm định. Trước hết, SA 8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. SA 8000 thúc đẩy việc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự công khai trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có 2 phương thức để thực hiện trách nhiệm xã hội với SA 8000:
- Tham gia với tư cách thành viên, được thiết kế dành cho các nhà phân phối. Ở đó các nhọ phải cam kết chỉ quan hệ với những đối tác cung cấp có trách nhiệm xã hội.
- Tham gia với tư cách xin cấp chứng nhận. Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận và đơi xét duyệt.
E. Làm thế nào Doanh nghiệp/ Tổ chức xác định Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội nào phù hợp?
Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội thường có phạm vi bao quát và các yêu cầu chung khá giống nhau. Tuy nhiên, mức độ yêu cầu ở từng tiêu chuẩn lại có sự khác biệt. Quan trọng hơn hết là mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội và năng lực đáp ứng của từng doanh nghiệp rất khác nhau. Vì vậy, để biết được tiêu chuẩn nào phù hợp nhất, tiêu chuẩn nào mang lại lợi ích thiết thực nhất đối với từng trường hợp doanh nghiệp cụ thể cần dựa trên nhiều yếu tố như quy mô, ngành nghề, phạm vi thị trường, yêu cầu từ đối tác,…
Do đó, trước khi quyết định thực hiện, Tổ chức/ Doanh nghiệp cần những tư vấn mang tính chiến lược từ các tổ chức như HKB nhằm xác định vấn đề và đưa ra phương án phù hợp với đặc thù doanh nghiệp. Điều này giúp mang lại những lợi ích thiết thực, to lớn với chi phí tiết kiệm và thời gian thực hiện tối ưu.
Quý Doanh nghiệp/ Tổ chức có nhu cầu tư vấn về các tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội vui lòng liên hệ với HKB theo thông tin bên dưới. Lợi ích của quý khách hàng chính là thành công của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HKB Trụ sở chính: Số 619 đường Trần Hưng Đạo, Khu vực 3, Phường 3, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang Chi nhánh: F1-60 Đường Nguyễn Thị Sáu, Khu dân cư 586, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ Hotline: 02922 200 300 Email: contact@hkbcert.vn