CHỨNG NHẬN ORGANIC VIỆT NAM

07/09/2022 2.161

CHỨNG NHẬN ORGANIC VIỆT NAM (HỮU CƠ VIỆT NAM) LÀ GÌ?

Thực phẩm hữu cơ ngày càng được ưa chuộng bởi sự an toàn, hàm lượng dinh dưỡng cao, thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành và công bố bộ Tiêu chuẩn dành cho Chứng nhận hữu cơ quốc gia Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trường về thực phẩm hữu cơ ngày càng tăng, đồng thời, giúp nhà sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ chứng minh và nâng cao giá trị sản phẩm. 

Như vậy với các Doanh nghiệp, Tổ chức sản xuất quan tâm đến Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam cần chú ý đến những thông tin nào? Thông qua các nội dung sau, HKB Cert mời Quý Khách hàng tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam. 

https://lh4.googleusercontent.com/2p2iHk1ztahGHKUXoPytiY-akYbDNL4ULmUUyw7LJjWq3hKyW-UFzRlCKCMeRrucjXZJc3O5sB0U1dMLtwUo7Si6ZyYg5IMp9VV4usKQJVBgeJq6eWIwXgoBiO8wDSJeBR1KFnpsYn-JSIttjNfdNETRvRN5Dj1raxVH7x6Zahp6HDEsrEbc3UBtLSF7

I. Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam là gì? 

Chứng nhận hữu cơ Việt Nam là loại chứng nhận dành cho các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhằm xác thực và khẳng định các sản phẩm đó là hữu cơ, sạch và an toàn cho người sử dụng.

Giấy chứng nhận hữu cơ Việt Nam có nhiều dạng khác nhau và có những yêu cầu riêng biệt, phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần của sản phẩm và một số yếu tố khác.

II. Các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ là gì? 

Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ nông nghiệp của Việt Nam hiện tại được quy định trong các tiêu chuẩn dưới đây:

TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

TCVN 11041-5:2018 Nông Nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ

TCVN 11041-6:2018 Nông Nghiệp hữu cơ – Phần 6:  Chè hữu cơ

TCVN 11041-7:2018 Nông Nghiệp hữu cơ – Phần 7:  Sữa hữu cơ

TCVN 11041-8:2018 Nông Nghiệp hữu cơ – Phần 8:  Tôm hữu cơ

III. Đối tượng sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ

Đối tượng sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ bao gồm: 

  • Rau hữu cơ các loại: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, rau thơm…
  • Trái cây (quả) hữu cơ các loại
  • Ngũ cốc hữu cơ: lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc, vừng…
  • Chè hữu cơ, trà hữu cơ các loại
  • Thảo dược hữu cơ các loại
  • Gia súc và các sản phẩm từ gia súc: bò, ngựa, cừu, lợn, dê, ..
  • Gia cầm hữu cơ và trứng gia cầm hữu cơ: gà, vịt, ngang, ngỗng, chim,…
  • Nuôi ong và các sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa,…
  • Vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm hữu cơ.

 

Thực phẩm Organic mang đến sự an tâm cho người tiêu dùng và giúp nhà sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm

 

IV. Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam 

Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ Việt Nam đưa ra các nguyên tắc chung về sản xuất hữu cơ tại các trang trại, từ giai đoạn sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, ghi nhãn, marketing và đưa ra các yêu cầu đối với vật tư đầu vào như phân bón, yêu cầu về ổn định đất canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại và bệnh cây trồng, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến…

Chứng nhận hữu cơ trong nông nghiệp nhấn mạnh đến việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu từ bên ngoài và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.

Nông nghiệp hữu cơ được thực hiện phụ thuộc vào khả năng từng vùng về các phương pháp trồng trọt, sinh học, cơ học, hạn chế việc dùng các vật liệu tổng hợp để đáp ứng bất cứ chức năng riêng biệt nào trong hệ thống.

Các yêu cầu cơ bản như sau:

1. Về đa  dạng sinh học

Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.

2. Về vùng đệm

Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh. Vì thế, mỗi nông dân hữu cơ phải đảm bảo có một khoảng cách thích hợp từ nơi sản xuất rau hữu cơ đến nơi không sản xuất hữu cơ. Khoảng cách này ít nhất là 1 mét được tính từ bờ ruộng đến rìa của tán cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm sẽ phải được tính toán và bổ xung cho rộng hơn.

3. Về sản xuất song song

Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ (Dù chỉ là vô tình), tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm, chẳng hạn như cùng một lúc sản xuất dưa chuột hữu cơ và dưa chuột thông thường. Có thể được chấp nhận chỉ khi các giống được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thông thường có thể phân biệt được dễ dàng giữa chúng với nhau. Trường hợp này có thể áp dụng cho các giống khoai tây có màu sắc khác nhau ( màu vàng và màu đỏ) hoặc cho cà chua anh đào (cà chua bi làm salad) với cà chua có kích tthước thông thường.Chú ý rằng việc lẫn tạp cũng phải được ngăn chặn trong quá trình lưu kho và vận chuyển. Cho nên, sản phẩm hữu cơ sẽ phải được cất trữ và vận chuyển một cách riêng rẽ và được ghi rõ trên nhãn là “Hữu cơ”

4. Về các vật liệu biến đổi gen

Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng. Vì lý do đó, các vật liệu biến đổi gen (GMOs) không được chấp nhận vì vật liệu gen đưa vào trong một giống nào đó khi được trồng có thể lan truyền qua con đường tạp giao sang các cây hoang dại hoặc các giống không biến đổi gen cùng họ. Hậu quả tiêu cực của trào lưu công nghệ gen này có thể sẽ làm mất đi các giống quý độc nhất vô nhị hoặc các loài hoang dại. Hơn nữa, vẫn còn nhiều thắc mắc về tính an toàn khi ăn các thực phẩm biến đổi gen mà mối quan tâm đặc biệt đối với vấn đề dị ứng thực phẩm. Điều này cũng rất có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp hữu cơ bởi một vài loại thực vật biến đổi gen có các đặc tính không thích hợp trong canh tác hữu cơ, như các cây trồng kháng thuốc trừ cỏ hoặc các cây trồng có chứa độc tố từ vi khuẩn. Canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc diệt cỏ và việc sử dụng các chất điều chế từ vi khuẩn chỉ được phép sử dụng như là biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp phòng ngừa khác không có hiệu quả. 

 

V. Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam 

Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau: 

1. Nguyên tắc sức khỏe 

Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và nâng cao sức khoẻ của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn và không tách rời. 

2. Nguyên tắc sinh thái 

Nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng. 

3. Nguyên tắc công bằng 

Nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật. 

4. Nguyên tắc cẩn trọng 

Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khoẻ và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường. 

 

VI. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ nông nghiệp 

Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng

Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:

– Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
– Các bước của thủ tục chứng nhận
– Tiêu chuẩn chứng nhận
– Các chi phí dự tính
– Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Đánh giá sơ bộ

– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận những giấy tờ sau: Đơn đăng ký chứng nhận hữu cơ, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng TCVN 11041 và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế  nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng TCVN 11041  cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa 

– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.

Bước 4 : Lấy mẫu điển hình và tiến hành thử nghiệm

– Chuyên gia đánh giá tiến hành lấy mẫu Cửa theo phương pháp lấy mẫu quy định trong TCVN.
– Tiến hành thử nghiệm các sản phẩm theo các yêu cầu trong TCVN 11041 .

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ nếu đạt được 02 điều kiện:

– Toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
Kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định

 

VII. Chứng nhận hợp chuẩn Hữu cơ Việt Nam có hiệu lực bao lâu?

Giấy chứng nhận hợp chuẩn Hữu cơ Việt Nam có hiệu lực trong vòng 02 năm. Hàng năm, tối thiểu 12 tháng, tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát 01 lần.

Theo đó, HKB đã xây dựng chương trình chứng nhận hữu cơ theo bộ tiêu chuẩn TCVN 11041. Đây là bộ tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2017 theo quyết định số 3883/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2017. Bộ tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn áp dụng cho nông nghiệp hữu cơ theo từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

Việc đạt được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 là bằng chứng cam kết cho việc sản xuất nông nghiệp bền vững. Đơn vị được chứng nhận sẽ được sử dụng dấu hữu cơ trên sản phẩm, đó chính là sự khẳng định chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 

Tổ chức/ doanh nghiệp cần tư vấn thêm về chứng nhận Organic Việt Nam, hoặc các chứng nhận hệ thống, sản phẩm khác vui lòng liên hệ với HKB theo thông tin bên dưới. Lợi ích của quý khách hàng chính là thành công của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HKB
Trụ sở chính: Số 619 đường Trần Hưng Đạo, Khu vực 3 - Phường III - Thành phố Vị Thanh - Hậu Giang
Hotline: 02922 200 300
Email: contact@hkbcert.vn

 

 

 

Bài viết liên quan
CHỨNG NHẬN JAS ORGANIC

CHỨNG NHẬN JAS ORGANIC

Chứng nhận JAS là tên viết tắt của Japanese Agricultural Standards (JAS) System, có nghĩa là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản.
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN NOP/ USDA ORGANIC

CHỨNG NHẬN NOP/ USDA ORGANIC

USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture ( Bộ nông nghiệp Mỹ), một cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN VietGAP

CHỨNG NHẬN VietGAP

Chứng nhận VietGAP tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội tại Việt Nam. 
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN BRC

CHỨNG NHẬN BRC

Chứng nhận BRC là gì? Có giá trị thế nào với doanh nghiệp/ tổ chức? Thông qua bài viết này, HKB Cert mời Quý Doanh nghiệp, Tổ chức, Đối tác tìm hiểu về Chứng nhận BRC thông qua các nội dung sau:
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN GlobalGAP

CHỨNG NHẬN GlobalGAP

Vì sao chứng nhận GLOBALGAP được đánh giá cao trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại. Mời quý Khách hàng tìm hiểu chi tiết về chuẩn GLOBALGAP thông qua bài viết này cùng HKB. 
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN INPUTS FOR ORGANIC FARMING

CHỨNG NHẬN INPUTS FOR ORGANIC FARMING

Chứng nhận vật liệu đầu vào (Inputs for Organic Farming) bao gồm những thành phần bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng  và các sản phẩm cải tạo đất, các điều khoản này được đúc kết từ kiến thức và kinh nghiệm thực tế của tổ chức chứng nhận hữu cơ. Thông qua bài viết này, HKB mời bạn tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận vật liệu đầu vào (Inputs for Organic Farming nhé!
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN COR CANNADA ORGANIC

CHỨNG NHẬN COR CANNADA ORGANIC

Chứng nhận Hữu cơ Canada – COR Canada Organic là gì? Sản phẩm nông sản đạt chuẩn COR Canada Organic có vai trò như thế nào với doanh nghiệp và người tiêu dùng? Mời bạn tìm hiểu các thông tin trên thông qua bài viết sau đây cùng HKB Cert nhé! 
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN ASC

TIÊU CHUẨN ASC

Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC - Aquaculture Stewardship Council), ngành đánh bắt thủy sản và Chuỗi Hành trình sản phẩm của ASC (CoC), Quy trình chứng nhận của CoC là gì, HKB Cert mời quý Tổ chức, Doanh nghiệp cùng tìm hiểu thông qua nội dung sau. 
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN BAP

TIÊU CHUẨN BAP

Tiêu chuẩn BAP là gì? Có lợi ích ra sao với doanh nghiệp? Mời Quý Doanh nghiệp, Tổ chức cùng HKB Cert tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung sau nhé! 
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN HALAL

TIÊU CHUẨN HALAL

Đạt chứng nhận HALAL cho thực phẩm sẽ là một bước tiến lớn cũng như là tấm vé thông hành cho bạn vào thị trường tuy khó tính nhưng cũng đầy tiềm năng của người Hồi giáo. HKB Cert mời quý Doanh nghiệp/ Đối tác tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận Halal - Tiêu chuẩn Thực Phẩm Hồi giáo thông qua nội dung sau.
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN 4C

TIÊU CHUẨN 4C

Chứng nhận 4C ra mắt Bộ quy tắc mới, tiêu chuẩn bền vững khởi điểm cho Ngành cà phê. Được hình thành để đáp ứng nhu cầu của các nông hộ, Bộ quy tắc mới sẽ là công cụ đem lại tác động tích cực cho cộng đồng trồng cà phê ngày càng gia tăng, giúp họ có được bước đầu tiên hướng tới bền vững. Thông qua các nội dung sau, HKB Cert mời Quý Doanh nghiệp và tổ chức cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn 4C. 
Xem chi tiết
KHÓA TẬP HUẤN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN  THỰC PHẨM THEO ISO 22000:2018

KHÓA TẬP HUẤN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN  THỰC PHẨM THEO ISO 22000:2018

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ HKB Tổ chức khóa tập huấn Chương trình quản lý chất lượng thực phẩm theo ISO 22000:2018 tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ, ngày 24-25/09/2022
Xem chi tiết