09/09/2022 1.584

GLOBALGAP

 

Nhu cầu sử dụng nông sản được sản xuất theo hướng an toàn và bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và mang giá trị dinh dưỡng tốt ngày càng tăng. Việc ứng dụng các hệ thống, quy trình để đảm bảo chất lượng thực phẩm ở các trang trại đang được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Với nhu cầu này, sản phẩm đạt chứng nhận GLOBALGAP luôn chiếm được ưu thế bởi nó chứng minh được giá trị sản phẩm. Chứng nhận GLOBALGAP được đánh giá cao trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm sản xuất từ nông trại. Đây là tiêu chuẩn Bảo đảm Nông trại Tổng hợp, đang được thực hiện trên ba lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp gồm: Trồng trọt (bao gồm nông sản có thể ăn được, cũng như hoa và cây cảnh), Chăn nuôi và Thủy sản.

 

Mời bạn tìm hiểu chi tiết về chứng nhận GLOBALGAP trên thông qua bài viết sau cùng HKB Cert nhé! 

 

I. GLOBALGAP là gì? 

GLOBALGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice). 

Trong đó “GAP (Good Agricultural Practices) – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động”. (Theo Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, chăn nuôi được sản xuất phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, Chứng nhận GLOBALGAP cho 3 phạm vi sản xuất: Cây trồng, Vật nuôi, Nuôi trồng thủy sản và bao gồm tổng cộng hơn 40 tiêu chuẩn.

  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP dành cho trang trại đảm bảo tích hợp (IFA): bao gồm các Thực hành Nông nghiệp Tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và làm vườn. Nó cũng bao gồm các khía cạnh bổ sung của chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm như Quy trình Giám sát Nguồn gốc và Sản xuất Thức ăn hỗn hợp.
  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP dành cho cây trồng để chế biến (CfP): tiêu chuẩn dành cho các loại cây trồng dự kiến sẽ được đông lạnh, làm nước trái cây, được sử dụng để chế biến các bữa ăn nấu sẵn…Nó khá giống với IFA trồng trọt nhưng khác ở cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với an toàn thực phẩm và các quy tắc đánh giá.
  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP Vận chuyển Gia súc: Phúc lợi dành cho động vật trong quá trình vận chuyển từ trang trại đến trang trại và từ trang trại đến nơi giết mổ là rất quan trọng.
  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP Quy trình Giám sát Nguồn gốc (CoC): Xác định trạng thái sản phẩm của đơn vị được chứng nhận trong toàn bộ quá trình, từ trang trại đến nhà bán lẻ. Nó đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc xử lý các sản phẩm được chứng nhận và sự phân biệt phù hợp giữa sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận trong các đơn vị vận hành chế biến.
  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP An toàn Hài hòa Sản phẩm (HPSS): Một phiên bản Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu(GFSI) của Combined Harmonized Standards từ United Fresh, với tính toàn vẹn được hỗ trợ bởi GLOBALG.A.P.
  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP sản xuất thức ăn hỗn hợp (CFM): Xác định các điểm kiểm soát và tiêu chí tuân thủ để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cung cấp, mua nguyên liệu và thành phần thức ăn cho thức ăn hỗn hợp.

 

https://lh6.googleusercontent.com/Zdrf1-7LkNy5chgldV6gZQJXhp8d9uZRSja1cYlNQWoYK0Jv32DHbJ4YlKY3e2p_k-xte9tWFSl4gaeEsNdU8wuTWbj079uGOlV2ECkN9ZVTMOCJyDOR7CHZHOvaeLc3iy2ql97J4rRHgGYhgVcjUAbkXq5AYioBfb7_1Asq0d32Q1hTfmWeC7_TAFje

3 lĩnh vực áp dụng với chuẩn GLOBALGAP

 

II. Các yêu cầu của chứng nhận GLOBALGAP

So với tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GLOBALGAP là tiêu chuẩn quốc tế có nhiều yêu cầu khắt khe hơn trong giám sát an toàn thực phẩm cùng với việc nâng cao trách nhiệm của người nông dân đối với sản phẩm. 

Để đạt chứng nhận GLOBALGAP người sản xuất phải chứng minh các sản phẩm của mình được canh tác tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP. Đối với người tiêu dùng và đại lý bán lẻ, giấy chứng nhận GLOBALGAP là sự đảm bảo rằng sản phẩm đã đạt được mức độ an toàn và chất lượng được chấp nhận, đồng thời phải đảm bảo sự canh tác nông nghiệp bền vững nghĩa là tôn trọng sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người sản xuất, môi trường và kể cả vấn đề chăm sóc cho động vật. Nếu không đảm bảo những điều cơ bản trên thì trang trại sẽ không được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP.

Tiêu chuẩn GLOBALGAP đảm bảo các yếu tố sau:

  • Độ an toàn, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
  • Thân thiện với môi trường (bao gồm sự đa dạng sinh học)
  • Điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn lao động của người sản xuất
  • Cách thức nuôi dưỡng và điều kiện sinh sống của vật nuôi
  • Các tiêu chuẩn về “Quản lý cây trồng tổng hợp” (ICM), “Quản lý dịch hại tổng hợp” (IPC), “Hệ thống quản lý chất lượng” (QMS), và “Hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn” (HACCP)

Một trong các mục tiêu chính của tiêu chuẩn GLOBALGAP là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón khi canh tác, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.

 

III. Lợi ích mà bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP

Lợi ích bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP mang lại như sau: 

https://lh5.googleusercontent.com/65W6FINL-lnUMcs00uCzE7a8a9-jNr7fCbZI4BiGoKKTsqQ34lsvncFhm_G8NiZUKsdCSYKDqnCxqvuhPUYAm5GrgPqmKjk0wwVKWwFT6er_MJjsZwDwjK-d4oxQArjTr0TbaVnKR9IKoapXweDEvMrHp68Ku8SACXZRifsnYN79gmge8izVakKvMWd4

Thực phẩm GLOBALGAP mang đến sự an tâm cho cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất

 

  1. Lợi ích của nhà sản xuất khi đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP:

  • Tiêu chuẩn GLOBALGAP giúp tăng giá trị sản phẩm vì nó tương ứng với bộ tiêu chuẩn quốc tế
  •  Mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng, như cung cấp phân phối trong và ngoài nước
  • Giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm khi được chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP
  • Cải tiến quy trình sản xuất và quản lí nông nghiệp
  • Gây dựng niềm tin với khách hàng trong loại hình kinh doanh thương mại điện tử (B2B)
  • Lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP
  • Tiếp cận đến nguồn thực phẩm sạch và chất lượng
  • Bảo đảm sức khỏe với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu
  • Có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của các sản phẩm đạt chuẩn GLOBALGAP
  1. Lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP

  • Giúp khách hàng tiếp cận được nguồn thực phẩm sạch, chất lượng
  • Đảm bảo sức khỏe cho khách hàng với các loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu
  • Với tiêu chuẩn GlobalGAP giúp khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của sản phẩm

 

IV.  Cách kiểm tra sản phẩm đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP

Hiện nay người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm tra các loại sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Global Gap trên thị trường. Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận, khách hàng sẽ bắt gặp dãy 13 chữ số (GGN) trên bao bì. Để nhanh chóng truy xuất nguồn gốc của nhà cung ứng, khách hàng có thể nhập dãy kí tự vào hệ thống GLOBALGAP database.

https://lh5.googleusercontent.com/CQOUpJ-0I1nXniSKcWot5D4AgZhuRcMzkc2bQGXLP15O3VbXTivIypC9vXfh1qPzSqp0ozhS3M8xuozW03A0RrESVdGOI2it3y8KoMeQlJMWHtwnZSIATE6kn1stDL5pGZfaLLErNl7lTwIdplA45DV_Dw3WwNbbMjOqlCy2ZC7gFwQygtkg_UlzUJp9

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm GLOBALGAP dễ dàng

 

Trong bối cảnh sản phẩm trên thị trường không chứng thực được tính an toàn, chứa dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất để đạt được năng suất cao hơn, thì GLOBALGAP là giải pháp tối ưu cho quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn với chất lượng đồng nhất.

 

Quý Khách hàng, Tổ chức có nhu cầu tư vấn thêm về chứng nhận GLOBALGAP vui lòng liên hệ với HKB theo thông tin bên dưới. Lợi ích của quý khách hàng chính là thành công của chúng tôi. 

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HKB
Trụ sở chính: Số 619 đường Trần Hưng Đạo, Khu vực 3, Phường 3, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang 
Chi nhánh: F1-60 Đường Nguyễn Thị Sáu, Khu dân cư 586, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ 
Hotline: 02922 200 300
Email: contact@hkbcert.vn

 

Bài viết liên quan
CHỨNG NHẬN JAS ORGANIC

CHỨNG NHẬN JAS ORGANIC

Chứng nhận JAS là tên viết tắt của Japanese Agricultural Standards (JAS) System, có nghĩa là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản.
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN NOP/ USDA ORGANIC

CHỨNG NHẬN NOP/ USDA ORGANIC

USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture ( Bộ nông nghiệp Mỹ), một cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN VietGAP

CHỨNG NHẬN VietGAP

Chứng nhận VietGAP tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội tại Việt Nam. 
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN BRC

CHỨNG NHẬN BRC

Chứng nhận BRC là gì? Có giá trị thế nào với doanh nghiệp/ tổ chức? Thông qua bài viết này, HKB Cert mời Quý Doanh nghiệp, Tổ chức, Đối tác tìm hiểu về Chứng nhận BRC thông qua các nội dung sau:
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN INPUTS FOR ORGANIC FARMING

CHỨNG NHẬN INPUTS FOR ORGANIC FARMING

Chứng nhận vật liệu đầu vào (Inputs for Organic Farming) bao gồm những thành phần bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng  và các sản phẩm cải tạo đất, các điều khoản này được đúc kết từ kiến thức và kinh nghiệm thực tế của tổ chức chứng nhận hữu cơ. Thông qua bài viết này, HKB mời bạn tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận vật liệu đầu vào (Inputs for Organic Farming nhé!
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN COR CANNADA ORGANIC

CHỨNG NHẬN COR CANNADA ORGANIC

Chứng nhận Hữu cơ Canada – COR Canada Organic là gì? Sản phẩm nông sản đạt chuẩn COR Canada Organic có vai trò như thế nào với doanh nghiệp và người tiêu dùng? Mời bạn tìm hiểu các thông tin trên thông qua bài viết sau đây cùng HKB Cert nhé! 
Xem chi tiết
CHỨNG NHẬN ORGANIC VIỆT NAM

CHỨNG NHẬN ORGANIC VIỆT NAM

Chi tiết về Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam bao gồm: định nghĩa, các quy định, nguyên tắc, thời gian hiệu lực của chứng nhận,...
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN ASC

TIÊU CHUẨN ASC

Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC - Aquaculture Stewardship Council), ngành đánh bắt thủy sản và Chuỗi Hành trình sản phẩm của ASC (CoC), Quy trình chứng nhận của CoC là gì, HKB Cert mời quý Tổ chức, Doanh nghiệp cùng tìm hiểu thông qua nội dung sau. 
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN BAP

TIÊU CHUẨN BAP

Tiêu chuẩn BAP là gì? Có lợi ích ra sao với doanh nghiệp? Mời Quý Doanh nghiệp, Tổ chức cùng HKB Cert tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung sau nhé! 
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN HALAL

TIÊU CHUẨN HALAL

Đạt chứng nhận HALAL cho thực phẩm sẽ là một bước tiến lớn cũng như là tấm vé thông hành cho bạn vào thị trường tuy khó tính nhưng cũng đầy tiềm năng của người Hồi giáo. HKB Cert mời quý Doanh nghiệp/ Đối tác tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận Halal - Tiêu chuẩn Thực Phẩm Hồi giáo thông qua nội dung sau.
Xem chi tiết
TIÊU CHUẨN 4C

TIÊU CHUẨN 4C

Chứng nhận 4C ra mắt Bộ quy tắc mới, tiêu chuẩn bền vững khởi điểm cho Ngành cà phê. Được hình thành để đáp ứng nhu cầu của các nông hộ, Bộ quy tắc mới sẽ là công cụ đem lại tác động tích cực cho cộng đồng trồng cà phê ngày càng gia tăng, giúp họ có được bước đầu tiên hướng tới bền vững. Thông qua các nội dung sau, HKB Cert mời Quý Doanh nghiệp và tổ chức cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn 4C. 
Xem chi tiết
KHÓA TẬP HUẤN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN  THỰC PHẨM THEO ISO 22000:2018

KHÓA TẬP HUẤN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN  THỰC PHẨM THEO ISO 22000:2018

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ HKB Tổ chức khóa tập huấn Chương trình quản lý chất lượng thực phẩm theo ISO 22000:2018 tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ, ngày 24-25/09/2022
Xem chi tiết